(Case Study) Kích Income Niche Site Từ $4.55/Tháng Lên $745.27/Tháng Chỉ Trong 5 Tháng

Không biết mọi người khi làm Amazon niche site thế nào.

Nhưng trước đây, cứ khi nào rảnh mình lại có sở thích ngồi “đào niche”.

Và nếu thấy niche nào hay hay mà tiềm năng, mình sẽ note lại vào 1 file và làm dần.

Điều đó dẫn đến việc mình có khá nhiều site đang làm cùng lúc.

Nhưng đáng buồn là mình không thể quan tâm tới tất cả cùng một lúc được.

Và niche site trong case study này là một trong số các site bị “bỏ quên” trước đây như vậy.

Mình bắt đầu site này từ tháng 05/2018.

Domain mới tinh dạng brand name, không phải expired domain.

Site hiện có khoảng 100 bài nội dung cả best, review, info.

Và đây là traffic của site từ đầu năm đến nay.

Analytics

Site của mình có bị ảnh hưởng bởi lần update core tháng 5 của Google.

Còn đây là income từ Amazon trong năm 2019 của site.

2019

Không có gì quá nổi bật phải không?

Còn đây là income từ Amazon của năm nay tính đến hết tháng 08/2020.

2020

Ngoài thu nhập từ Amazon affiliate, site này mình còn có thu nhập từ adsense thông qua nền tảng của Ezoic.

Và đây là thu nhập từ Ezoic trong tháng 08/2020 của site.

ezoic

Income trong hình là $78.21 nếu bạn chưa rõ là bao nhiêu.

Như vậy, trong tháng 08/2020, website này mang lại tổng income là $745.27.

Nếu chỉ quay ngược lại đó tầm 5 tháng, bạn có thể thấy ngay sự khác biệt.

Tháng 03/2020, website này chỉ mang lại vỏn vẹn $4.55 income cho mình mà thôi.

Một con số quá thấp khiến mình cảm thấy thật sự bực mình >:(

Nó như một cái tát tỉnh người nhắc mình phải làm gì đó trước khi quá muộn.

Và chính nó là khởi nguồn của câu chuyện ngày hôm nay.

Vậy mình đã làm những gì để x164 lần income của site trong 5 tháng vừa qua?

Cùng mình điểm qua một số ý chính nhé.

5s quảng cáo: Tất cả những kỹ năng trong bài đều được mình chia sẻ chuyên sâu trong lớp niche site thực hành ASBN. Nếu hứng thú với việc xây dựng niche site income $xxx – $x,xxx/tháng, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.

1) Sử dụng giao diện (theme) mới

Mình thì không phải dân code hay thiết kế, nên tiêu chí chọn theme của mình rất đơn giản.

Gọn gàng, sạch sẽ, và nhìn chuyên nghiệp một chút là OK.

Mình còn chẳng biết theme đó có tối ưu được về tốc độ hay code không.

Với site này, trước đây mình dùng theme Mercia bản free.

Còn hiện tại, mình dùng Generate Press bản full.

generate press theme

Và sau một thời gian khá lâu dùng thử, mình có thể khẳng định Generate Press là một sự lựa chọn rất ổn.

Chỉ với $49.95/năm cho không giới hạn số lượng site.

Site mình load nhanh hơn.

Tùy biến tốt hơn.

Điểm số đo bằng các tool speed test cũng tốt hơn, mặc dù mình vẫn chẳng hiểu gì mấy về các tiêu chí cụ thể bên trong.

Anh em ai biết code chắc cười mình thối mũi, lol.

2) Update lại SEO title và meta description của bài viết

update lại seo title va meta description

Đây có lẽ là một trong những phần mình cảm thấy shock nhất khi audit lại site!

Đó là phải có đến không dưới 15 bài viết trên site của mình tiêu đề vẫn để 2019 thay vì 2020.

Mà lại toàn là bài best và review chính của site.

Và buồn cười hơn nữa là phần meta description của nhiều bài viết còn giống y chang nhau.

Giống theo kiểu là copy paste 100% sang mà không đổi lại tên sản phẩm luôn :))

Và chỉ điều đó thôi bạn cũng có thể hiểu nó thảm họa đến mức nào rồi, phải không?

Tiêu đề SEO đã cũ lại còn không ăn khớp với phần meta description dẫn tới việc traffic tới site bị ảnh hưởng nặng nề.

Việc audit lại các yếu tố Onpage cực cơ bản như SEO title, meta description, H1 theo thời gian là vô cùng cần thiết.

Và mọi người nên rút kinh nghiệm từ case này của mình.

3) Update lại trang chủ và đi thêm link nội bộ

Trang chủ của site mình làm dạng portal page, thay vì để dạng blogroll.

Nếu bạn chưa hiểu rõ 2 thuật ngữ này thì thật ra nó cũng đơn giản thôi.

Blogroll homepage tức là trang chủ của bạn hiển thị lần lượt các bài viết từ mới về cũ.

Còn portal homepage thường chỉ các trang chủ mà ở đó, webmaster thường ưu tiên hiển thị link tới các bài viết chủ chốt.

Thường sẽ là link trực tiếp tới các bài SEO cho từ khóa best khó, hoặc các key có search volume lớn.

Số lượng các bài được ưu tiên hiển thị trên trang chủ sẽ tùy webmaster quyết định.

Nếu số lượng bài viết càng nhiều, mỗi link sẽ truyền được càng ít sức mạnh, và ngược lại.

Để lấy ví dụ, bạn có thể tham khảo site này https://shoeadviser.com/

shoeadviser 2

Đây là một ví dụ điển hình về portal homepage.

Vậy tại sao mình lại chọn cách làm này?

Đơn giản bởi trang chủ thường là trang có nhiều backlink trỏ tới nhất, qua đó thường là nơi chứa nhiều sức mạnh nhất trên toàn website.

Và việc ưu tiên trỏ link từ trang chủ về các landing page SEO chủ chốt sẽ giúp tối ưu sức mạnh cho các bài viết đó nhằm tăng hiệu quả việc SEO top.

Với site này, mình trỏ link từ trang chủ về cả các bài best, review, info chính trên site.

Ngoài việc chỉnh lại trang chủ, mình cũng có làm thêm link nội bộ từ các bài best có nhiều link về các bài review sản phẩm liên quan.

Anchor text sử dụng dạng exact match tầm 50-70%, còn lại là phrase match.

Sau khi update nội dung trang chủ và các bài best với link nội bộ mới, mình dùng search console để quét và index lại nội dung.

Chỉ cần bước này thôi cũng đã mang lại sự tăng trưởng đáng kể về ranking cho site chỉ sau một vài ngày.

4) Update lại content của bài viết (cực quan trọng)

update lai content cho bai viet

Đây là bước mình đánh giá là cực quan trọng trong case study này.

Cách đây tầm 3-4 năm, khi nói đến content cho niche site, thường mình hay làm một cách khá “khuôn mẫu”.

Cụ thể là gì ư?

Như mình thì cứ bài best là auto 1500 từ.

Và thường chỉ có mỗi phần mở bài, review sản phẩm, buying guide, kết luận.

Bài review là 1000 từ.

Còn bài info thì tầm 500-800 từ.

Hồi đó thì cách làm này OK.

Nhưng giờ đây, khi Google đã thông minh hơn rất nhiều, các bài content dạng khuôn mẫu đó thường sẽ không được đánh giá cao.

Tất nhiên, nếu bạn có được 1 domain expired hàng khủng thì không phải là vấn đề lớn.

Nhưng đấy lại là chủ đề cho 1 bài viết khác rồi.

Còn với các domain mới toanh phải làm từ con số 0, việc sử dụng các bài nội dung như vậy thường không mang lại hiệu quả cao.

Lý do bởi Google giờ đây luôn ưu tiên rank top các bài nội dung  đủ ý và đáp ứng được tốt nhất mục đích tìm kiếm của người dùng.

Bạn có thể xem thêm bài viết này của mình để hiểu hơn về ý trên.

Nếu các bài nội dung rank top đều là site thương mại điện tử, còn bài viết của bạn lại là dạng blog ư?

Điều đó có nghĩa là sẽ rất khó để bạn có thể chen chân vào top.

Đơn giản bởi nội dung của bạn không đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng.

Còn nếu các kết quả trên trang 1 đều là các bài viết có rất nhiều ý chuyên sâu, còn bài của bạn lại sơ sài 2-3 ý?

Thì cũng có nghĩ là sẽ rất khó để Google có thể “cất nhắc” bạn vào 1 trong số các kết quả trên trang đầu.

Và với site này, mình chỉ làm 1 việc đơn giản.

Đó là bổ sung số lượng từ (word count) còn thiếu cho từng bài, và bổ sung các ý còn thiếu so với các đối thủ trên trang 1.

Phần content này mình outsource 100% vì không có thời gian để ngồi tự viết nữa.

Còn nếu muốn tự viết, bạn có thể tham khảo bài viết này của mình.

Sau khi update hết tất cả content, mình cũng vẫn làm bước cuối đó là dùng Search Console để index lại bài viết.

Việc này giúp Google hiểu rằng bài nội dung của mình giờ đây đã mới và cập nhật hơn trước rất nhiều.

Và chỉ đến bước này thôi, rankings của nhiều từ khóa best khó trước đây của mình cũng đã nhảy vọt!

Điều này giúp traffic site tăng trưởng rất tốt trong 2 tháng tiếp theo.

Và khi site đã tăng traffic cũng là lúc cần làm bước tiếp theo.

Đó là tối ưu hóa tỷ lệ click (CTR) từ niche site của mình sang Amazon.

5) Thêm các yếu tố giúp tăng CTR cho bài viết

Với Amazon niche site, 2 dạng bài chính sẽ mang về $$$ cho site chính là best và review.

Và việc tối ưu được tỷ lệ click từ 2 dạng bài này sang Amazon thường sẽ giúp site tăng trưởng tốt về doanh thu.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm như thế nào để đạt mục tiêu đó?

Trên thực tế, có rất nhiều cách để tăng tỷ lệ CTR (Click through rate) từ niche site sang Amazon.

Nhưng ở đây, mình sẽ tập trung vào 2 tip chính.

Đó là “product highlight box” và “at a glance table”.

Vậy 2 phần này là gì?

Để mô tả kỹ hơn, mình sẽ đính kèm hình ảnh mẫu của mỗi phần bên dưới.

Đây là ví dụ về product highlight box:

product highlight box

Về cơ bản, nó là một box giới thiệu sơ lược về các đặc tính và ưu điểm nổi bật nhất của sản phẩm.

Phần nội dung này sẽ thường được dùng cho bài review sản phẩm đơn lẻ.

Mục đích là để người đọc, đặc biệt là những người hay đọc lướt, có phần thông tin tổng quan ban đầu và có một nút CTA để click ngay sang Amazon.

Còn đây là ví dụ về At a glance table:

at a glance

Phần nội dung này thường được dùng cho bài best.

Về cơ bản, nó giúp tổng hợp nhanh các lựa chọn mà người viết cảm thấy OK nhất cho người đọc nhìn thấy ngay từ gần đầu.

Thông thường sẽ có các tag đính kèm như “best choice”, “best  for budget”, “best for women”… để người đọc lựa chọn click.

Việc trang bị thêm 2 “vũ khí” này giúp các bài nội dung của mình có tỷ lệ click sang Amazon/tổng số visit khá tốt.

Có những ngày trên 100%.

Tức là mặc dù chỉ có 200 lượt visits nhưng có khi click sang Amazon lên tới gần 300 chẳng hạn.

Tất nhiên, cái gì cũng có tính 2 mặt của nó.

Và thường nếu áp dụng cách này, tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) bên Amazon thường sẽ thấp hơn chút.

Nhưng bù lại, bạn sẽ có khá nhiều cookies từ người dùng đến Amazon.

Và nếu họ mua bất kỳ sản phẩm gì, bạn sẽ được hoa hồng của sản phẩm đó!

Không sợ thiệt, phải không?

Chiến lược này đặc biệt hiệu quả trong những đợt shopping lớn như Black Friday, Cyber Monday, hay dịp Noel.

Bởi khi ấy, người dùng thường đang bật chế độ “mua bất chấp” :))

Và người hưởng lợi sẽ là bạn.

6) Bơm thêm content mới

Sau khi mọi thứ cũ xưa đã dần được nâng cấp, giờ là lúc mình bơm thêm content mới cho site.

Mình bắt đầu bơm thêm content từ giữa tháng 5, tức là sau đợt core update “hoành tráng” của Google.

Số lượng bài được bơm thêm cũng không phải là nhiều, mới chỉ tầm 30 bài cả best, review, info.

Các bài nội dung mới này mình làm theo format mới như trong mục #4 thay vì áp dụng lại cách làm từ hồi 2018.

Và kết quả khá tốt thể hiện qua việc traffic tăng trưởng trở lại mốc trước update, còn income thì tăng đều theo từng tháng.

7) Bơm thêm link cho các bài chính

backlinks

Về backlink, để tăng rank cho các bài nội dung cả cũ và mới, mình vẫn dùng combo PBN + guest post + niche edit.

Nếu tính tổng số bài viết đặt backlink mình làm từ sau khi khởi động lại dự án là 17 bài.

Trong đó, số bài viết đi link từ hệ thống PBN của mình là 7 bài (chiếm 40%).

Còn lại là link từ Guest posting và niche edit.

Anchor text mình sử dụng thì 100% là phrase match và URL mà không hề có bất kỳ 1 anchor text exact match nào.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về PBN link building, bạn có thể tham khảo playlist Youtube này của mình.

Còn về guest posting và niche edit backlinks, có lẽ mình sẽ cần có 1 bài tutorial riêng.

Bạn cũng có thể tham khảo bài này về các phương pháp xây dựng backlink hiệu quả cho niche site.

Các backlink này là viên gạch nối cuối cùng giúp mình lọt vào top 10 khá nhiều các từ khóa best mình đã chọn cho site.

Mình chưa SEO lên hết được tất cả các key đã chọn.

Một phần vì lười và bị mất tập trung sang các dự án khác.

Một phần nữa là vì nhiều key Google ưu tiên các site authority đứng top thay vì các niche site nhỏ như mình.

8) Cài Ezoic cho site

Đây là bước cuối cùng mình làm giúp tăng income cho site.

Ezoic hiểu nôm na là một nền tảng cho phép mình có thu nhập cao hơn so với cài đặt Adsense thông thường.

Và mình cũng chỉ mới sử dụng nền trảng này trong khoảng vài tháng trở lại đây.

Với Ezoic, các website của mình có mức tăng trưởng trung bình từ 2 đến 3 lần doanh thu Adsense so với khi không sử dụng.

Tức là nếu trước đó doanh thu từ Adsense thông thường là $100, thì khi chuyển sang Ezoic, vẫn với mức traffic đó, mình có thể tăng income lên $200-$300 là bình thường.

Đơn giản bởi nền tảng này cho phép bạn tiếp cận với các premium advertisers, vốn là những brand lớn sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho quảng cáo.

Và một lý do nữa đó là hệ thống này có sử dụng AI để test quảng cáo trực tiếp trên site của bạn.

Qua đó, theo thời gian, hệ thống sẽ hiểu và tối ưu các quảng cáo hiển thị tốt nhất dành riêng cho tập người dùng thường ghé thăm website của bạn.

Tuy nhiên, điềm trừ chính là Ezoic có thể làm chậm lại một chút tốc độ load của site.

Nhưng mình đoán chắc đó là vấn đề chung của các site đặt Adsense hay các display ads khác rồi, phải không?

Ezoic cũng có hỗ trợ tiếng Việt như Adsense thông thường.

Do đó, nếu muốn, bạn có thể thử Ezoic để hệ thống tối ưu thêm cho income từ Adsense của bạn.

Còn với site trong case study này, trước đó mình không hề cài Adsense cho site mà income 100% đến từ sales Amazon.

Nhưng sau khi sử dụng Ezoic, mình cảm thấy khá hài lòng và chắc chắn sẽ tiếp tục sử dụng trong thời gian tới.

ezoic

Điều khiến mình chưa hài lòng?

Đó là mình bơm content và link quá chậm so với dự định.

Một phần do mình lười.

Còn một phần là bị xao nhãng bởi quá nhiều các dự án khác, kể cả liên quan đến niche site hay business khác.

Nhưng chung quy lại trách nhiệm vẫn thuộc về mình.

Đây là kết quả sau khi bơm 30 bài và tầm 20 link các loại.

Sẽ thế nào nếu mình x5 con số đó trong khoảng thời gian đã qua?

Gần như chắc chắn là con số sẽ tốt hơn nhiều lần, phải không?

Chẳng cần x5 income, mình chỉ cần x2 – x3 thôi cũng đã là kết quả tốt rồi 😉

Và tất nhiên rồi, sau khi đã rút kinh nghiệm thì trong giai đoạn cuối năm này, mình sẽ tập trung phát triển content nhiều hơn nữa cho site.

Hi vọng cuối năm nay sẽ có cái để update cho mọi người.

Bài học rút ra

Sau case study này, mình có rút ra thêm một số kinh nghiệm và bài học như sau.

Hi vọng chúng sẽ giúp ích được cho bạn.

1) Việc phát triển một niche site không phải là cái gì đó quá “huyền bí”

Ngược lại, nó chỉ là một vòng lặp khá nhàm chán của chọn keyword > lên content > build link > theo dõi ranking và lặp lại.

Tuy nhiên, nhìn thì đơn giản vậy thôi, nhưng vào làm thì lại không dễ vậy đâu nhé 😉

2) Kinh nghiệm đối phó với việc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Google update

Trên thực tế thì Google update thuật toán theo từng ngày.

Lớn, nhỏ đều có cả.

Và việc kiểm soát 100% site không bao giờ bị ảnh hưởng bởi Google update theo mình chỉ có trong cổ tích.

Bạn có thể hỏi bất cứ anh em nào từng làm SEO hoặc niche site nhiều hơn 5 năm kinh nghiệm xem họ đã “vỡ mộng” về điều đó như thế nào.

Quan trọng không phải việc site không bao giờ bị dính update.

Mà quan trọng là khi đã dính, bạn sẽ phản ứng như thế nào?

Nguyền rủa Google vì tại sao lại để website của bạn bay top?

Là mình thì mình chọn audit lại content cũ, bơm tiếp content mới, đi tiếp backlink chất lượng để bù đắp lại những gì đã mất.

Và kết quả như bạn có thể thấy.

Mặc dù site từng bị mất đến hon 30% traffic trong đợt Core update tháng 5 của Google, nhưng giờ đây site mình đã quay lại mức traffic gần như đỉnh nhất trước khi update.

Và hay nhất có lẽ là income của site tăng không ngừng bất chấp update 😀

2020

Lạ quá nhỉ?

3) Nếu cái gì đó hiệu quả, hãy đầu tư x10 vào nó càng sớm càng tốt

Làm niche site cũng như bao business khác thôi.

Nếu cái gì bạn biết là hiệu quả thì hãy khai thác, tận dụng nó tối đa.

Trong case study này, có lẽ bạn cũng đã nhận ra tầm quan trọng của audit content cũ và bơm thêm content mới.

Mình đã mắc sai lầm đáng buồn là mải “trông núi nọ” mà quên mất đang đứng trên một mỏ vàng vừa được phát lộ.

Và giờ sẽ là lúc mình tăng tốc cho site để cuối năm có một nồi bánh chưng chấp nhận được đây.

Nhớ đừng đi vào vết xe đổ này của mình nữa nhé.

Tạm kết

Nếu không có gì thay đổi, đầu năm sau mình dự định sẽ bán site.

Và nếu mọi thứ chỉ cần giữ nguyên ở mức $745.27/mo này từ giờ đến hết năm (phí duy trì site hàng tháng rất thấp), thì khi ấy site này của mình có thể sẽ được định giá tầm $22,358.

Không quá tệ cho 1 site có lúc đã chạm ngưỡng “buông bỏ”, phải không?

Tất nhiên, đó là “nếu” 😀

Còn việc của mình là cố gắng hết sức để hi vọng sẽ có cái update cho case study này.

Những gì mình chia sẻ bên trên đều là những kỹ năng mình chia sẻ cho học viên của lớp Amazon niche site thực hành ASBN.

Nhiều học viên của mình sau khóa học đã có được hướng đi riêng và có những kết quả rất đáng khích lệ.

Nếu bạn thực sự muốn kiếm tiền từ niche site mà không phải mất thời gian tự mày mò, bạn có thể tham khảo thông tin khóa học của mình tại đây.

Còn bây giờ, mình xin tạm dừng.

Bạn vừa đọc xong một cuốn truyện ngắn gần 3500 từ đấy!

Cảm ơn bạn và nếu thấy bài viết có ích, hãy share giúp mình nhé.

Hẹn gặp bạn trong 1 bài viết khác.

14 bình luận về “(Case Study) Kích Income Niche Site Từ $4.55/Tháng Lên $745.27/Tháng Chỉ Trong 5 Tháng”

  1. Chào bạn,
    Bạn có thể hướng dẫn 1 bài cài đặt Ezoic từ A-Z cho người mới bắt đầu được không? Mình kém kỹ thuật nên mấy cái đó đọc mãi k làm được. Đội support bên đó cũng k ổn lắm.
    Cám ơn bạn

    • Chào em, anh dùng bảng table html thôi. Em soi code có thấy đấy.

      Nhưng nếu muốn bảng responsive cho di động thì em cài thêm plugin magic liquidizer responsive table nữa nhé.

  2. Chào anh Duy,
    Biết đến blog của anh cũng chưa lâu nhưng em đã đọc gần như hết các bài viết của anh… ko biết còn sót bài nào không =)))))
    Nhờ anh cho em lời khuyên, những kinh nghiệm làm niche site Amazon mà anh hướng dẫn có thể áp dụng để làm niche site ở thị trường Việt Nam, thông qua các Affiliate network được không ạ?
    Em cảm ơn anh!

  3. Khi 1 site lên hơn 300 bài thì việc audit lại bài khá gian nan, Em cũng từ theme Jnew qua theme genesis, nhưng mù code nên không biết dùng plugin nào để đưa các bài nổi bật lên home, hiện tại trên home chỉ hiện các bài mới. Cảm ơn a về bài viết với nhiều kiến thức hay ho.

Bình luận đã đóng.